Học thuyết âm dương
- Bởi : Nguyễn Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Học thuyết âm dương là triết học cổ đại phương Đông nghiên cứu sự vận động và biến đổi không ngừng của sự vật, giải thích quá trình phát sinh phát triển và tiêu vong của vạn vật.
Học thuyết âm dương là quan điểm duy vật thô sơ của người xưa, là nền tảng của y học phương Đông từ lý luận đến thực hành chỉ đạo trong các chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh.
Âm dương là tên gọi đặt cho hai yếu tố cơ bản của một sự vật hiện tượng, hai cực của một quá trình vận động, hai nhóm hiện tượng có mối quan hệ biện chứng với nhau.
-
Âm dương đối lập
Đối lập là sự mâu thuẫn, ức chế và đấu tranh với nhau. Thuộc tính này tồn tại ở dưới mọi sự vật hiện tượng.
Ví dụ ngày dương và đêm âm, lử dương, nước âm
Cho nên âm dương tuy là khái niệm trừu tượng nhưng lại cụ thể, bao quát và phổ cập tất cả.
-
Âm dương hỗ căn
Hỗ căn là sự nương tựa nhau, bảo vệ nhau để tồn tại. Âm dương tuy có đối lập nhưng phải thống nhất với nhau, có thống nhất mới hình thành một sự vật, một hiện tượng cụ thể trong thời gian và không gian nhất định.
Ví dụ quá trình đồng hóa (dương) và quá trình dị hóa (âm) đối lập với nhau nhưng muốn có quá trình dị hóa phải có quá trình đồng hóa và ngược lại quá trình đồng hóa được tiến hành phải nhờ quy luật dị hóa.
-
Âm dương tiêu trưởng
Tiêu là quá trình nhỏ và mất đi, trưởng là quá trình sinh và lớn lên. Tiêu trưởng là quá trình chuyển hóa giữa hai mặt âm và dương.
Âm trưởng thì dương tiêu, dương trưởng thì âm tiêu. Âm tăng đến mức độ nhất định (âm cực) thì dương phát sinh. Dương tăng đến mức độ nhất định dương cực thì âm phát sinh.
Ví dụ màu đông thì lạnh âm, đến cuối đông rất lạnh âm cực thì dương phát sinh là khí ấm của mùa xuân, trời ấm và nóng dần sang hè dương cực âm phát sinh sang trời thu đã mát đi.
Tiêu trưởng của âm dương là cần thiết để điều hòa sự tuần hoàn vĩnh cửu của tự nhiên.
-
Âm dương bình hành
Hai mặt âm dương tuy đối lập nhau, luôn vận động và biến hóa không ngừng nhưng vẫn ở thế cân bằng động. Dương được âm giúp thì không quá thịnh lên, âm được dương giúp thì không suy hại, do vậy tuy biến hóa nhưng không vượt quá mức quy định.
Ví dụ quá trình đồng hóa và dị hóa luôn luôn biến đổi theo chu kì phát triển hoặc hoạt động của cơ thể nhưng phải giữ ở mức cân bằng.
coppy ghi nguồn: https://drugsofcanada.com
link bài viết: học thuyết âm dương
Không có phản hồi