Điều trị và dự phòng bệnh dịch hạch

Tin Tức Sức Khỏe

Bệnh dịch hạch có thể lây nhiễm qua nhiều đường như lây qua trung gian truyền bệnh, qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường da niêm mạc. Trong đó lây qua trung gian truyền bệnh là chủ yếu.

Trực khuẩn dịch hạch xâm nhập vào cơ thể qua da (chủ yếu qua vết đốt của bọ chét) và qua niêm mạc (hầu họng, đường hô hấp). Theo đường bạch huyết đến hạch lympho khu vực, vi khuẩn vượt qua hạch bạch huyết, theo dòng bạch huyết đến xâm nhập vào các hạch bạch huyết ở sâu hoặc ở xa hạch khởi điểm rồi xâm nhập vào máu. Vi khuẩn tồn tại trong máu thời gian ngắn do tác động của gan, lách, đại thực bào. Quá trình bệnh lý dừng lại ở hạch gây dịch hạch thể hạch. Từ máu vi khuẩn đến các cơ quan như phổi, ruột, màng não… gây dịch hạch thể phổi, thể tiêu hóa… từ các ổ tiên phát này, vi khuẩn lại xâm nhập vào máu với số lượng lớn hơn và độc lực mạnh hơn làm cho bệnh nặng lên.

Vi khuẩn dịch hạch có ái tính với tế bào thần kinh và là tác nhân gây rối loạn tinh thần, li bì, mê sảng, xuất huyết lan rộng hơn trong nội tạng.

Từ những tổn thương tiên phát như phổi, vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống bạch huyết, tuần hoàn gây nhiễm trùng huyết.

Điều trị bệnh dịch hạch:

  • Đối với dịch hạch thể nhẹ dùng một loại kháng sinh

Tetracyclin 30 – 50 mg/kg/ ngày x 7 – 10 ngày

Cotrimoxazol 50 mg/kg/ ngày x 7 – 10 ngày

Sulfadiazin 0,5 g liều 2 g / ngày

  • Dịch hạch thể trung bình:

Dùng phối hợp hai loại kháng sinh (một tiêm một uống)

Streptomycin 50 mg/kg/ ngày

Tetracyclin 50 mg/kg/ ngày hoặc cloramphenicol 50 mg/kg/ ngày

Trợ tim mạch: spactein, dopamin…

Nghỉ ngơi, bù nước điện giải, vitamin…

  • Dịch hạch thể nặng:

Phối hợp 3 loại kháng sinh (2 tiêm, 1 uống)

Streptomycin 50 mg/kg/ ngày tiêm bắp

Cloramphenicol 50 mg/kg/ ngày tiêm tĩnh mạch

Tetracyclin 50 mg/kg/ ngày uống

Bù nước điện giải

Chống toan huyết bằng dung dịch kiềm 1,4%

Trợ tim mạch

Nâng cao thể trạng

Phòng bệnh:

doxycyclin
  • Đối với nguồn bệnh:

Quản lý các ổ tự nhiên, theo dõi tình trạng chuột chết, mật độ bọ chét, nếu dịch xảy ra cần tổ chức diệt bọ chét, diệt chuột.

  • Đối với bệnh nhân:

Cần khai báo khẩn cấp dịch, điều trị cách lý, cần xử lý quần áo, đồ dùng của bệnh nhân theo đúng nguyên tắc khử khuẩn

  • Đói với nhân viên y tế và người chăm sóc trực tiếp:

Cần đảm bảo các nguyên tắc vô trùng tại bệnh viện, đoe khẩu trang

Uống thuốc dự phòng và theo dõi sau tiếp xúc 7 ngày. Có thể uống mộ trong các loại thuốc dự phòng sau:

Doxycyxlin người lớn 200 mg/ ngày, trẻ em 2-4 mg/kg/ ngày

Ciprofloxacin 1 g/ ngày

Tetracyclin 30 -50 mg/kg/ ngày

  • Tiêm chủng dự phòng:

Vacxin chết tiêm hai lần cách nhau 1-3 tháng và nhắc lại cứ 6 tháng một lần, chỉ định cho người đi vào vùng có dịch và cho nhân viên chăm sóc động vật.

Vacxin sống giảm độc lực tiêm một liều 0,1 ml trong da, tiêm nhắc lại hàng năm

coppy ghi nguồn: https://drugsofcanada.com

link bài viết: điều trị và dự phòng bệnh dịch hạch

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức Sức Khỏe
Formula For Men có tốt không, giá bao nhiêu?

Contents1 Câu hỏi về Formula For Men2 Formula For Men có tốt không?3 Bạn đọc có biểu hiện nào dưới đây thì nên dùng Formula For Men4 Formular For Men có giá bao nhiêu? Câu hỏi về Formula For Men Hỏi: Tôi năm nay 35 tuổi, Tôi mới chuyển lên …

Tin Tức Sức Khỏe
Formula For Men – Bổ sung testosterone giúp phòng ngừa bệnh tiền liệt tuyến cho nam giới

Suy giảm testosterone luôn là một vấn đề gây đau đầu cho các quý ông, bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý, mà còn liên quan đến sức khỏe tuyến tiền liệt. Do đó, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường testosterone …

Tin Tức Sức Khỏe
9 cách tăng cường sinh lý giúp nam giới cải thiện đời sống tình dục tốt hơn

Trong đời sống tình dục, việc tạo ra một trải nghiệm tốt cho đối tác của mình luôn là điều được phái mạnh quan tâm. Thậm chí với nhiều người, điều này vô tình trở thành một áp lực nặng nề khi chẳng may họ có những “rắc rối” về …